Máy bay Air France biến mất giữa biển (2009)
Mảnh vỡ máy bay của hãng Air France được tìm thấy trên biển năm 2009. Ảnh: airfacts journal |
Chiếc Airbus A330 của hãng hàng không Pháp Air France, bay từ thành phố Rio de Janeiro, Brazil, đến Paris, mang theo 228 hành khách và phi hành đoàn biến mất giữa Đại Tây Dương ngày 1/6/2009.
Báo cáo cuối cùng về vụ việc cho thấy tinh thể băng trong các đường ống của máy bay đã khiến thiết bị lái tự động bị gián đoạn. Phi hành đoàn đã cố gắng khắc phục sự cố nhưng bất thành, khiến chiếc máy bay rơi xuống biển.
Nhiều tháng sau vụ tai nạn, 50 thi thể mới được trục vớt từ hiện trường. Mãi đến tháng 5/2011, giới chức mới tìm ra hộp đen của chiếc máy bay cùng thi thể của 104 người khác. Thi thể của 74 người còn lại hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Thảm họa trên dãy Andes (1972)
Nhóm người sống sót sau vụ tai nạn máy bay Không quân của Uruguay. Ảnh: documenting reality |
Ngày 13/10/1972, máy bay của Không quân của Uruguay chở 45 hành khách và phi hành đoàn đâm vào dãy núi Andes, dãy núi chạy dọc bờ tây lục địa Nam Mỹ, trong điều kiện thời tiết xấu.
12 người trên phi cơ thiệt mạng tại hiện trường, 6 người khác tử vong trong những ngày sau đó, và 8 người nữa bị chôn vùi trong một trận tuyết lở bao trùm xác máy bay, nơi họ trú ngụ để chờ cứu hộ.
16 người còn lại của chuyến bay tồn tại nhờ ăn thịt chính những người bạn đã chết của họ.
72 ngày sau vụ tai nạn, nhóm người này mới được giải cứu. Hai hành khách sống sót đã đi bộ suốt 10 ngày băng qua những ngọn núi và cuối cùng gặp được một thương nhân người Chile đang đi du lịch. Người này đã đưa thức ăn cho họ và báo cho chính quyền. Câu chuyện ly kỳ này được dựng thành bộ phim “Sống sót” năm 1993.
Xem thêm >>> tour du lịch Thái Lan
Mã số bí ẩn “STENDEC” (1947)
Máy bay Star Dust của hãng hàng không British South American Airways (BSAA). Ảnh: Wikipedia |
Chiếc máy bay BSAA Star Dust, phiên bản dân sự của oanh tạc cơ Lancaster, biến mất khi bay từ Buenos Aires, Argentina đến Santiago, Chile, năm 1947 và để lại nhiều câu hỏi chưa có lời giải.
Máy bay thuộc hãng hàng không British South American Airways (BSAA), do cơ trưởng Reginald Cook điều khiển, rời Buenos Aires lúc 13h46 ngày 2/8, hướng về dãy núi Andes và đã không bao giờ đạt đến đích.
Nhân viên liên lạc đã gửi về trạm kiểm soát một tin nhắn viết dưới dạng mật mã là “STENDEC”, rồi sau đó mất tích.
Những giả thiết về số phận của máy bay và ý nghĩa của tin nhắn trên vẫn được bàn luận suốt nhiều năm qua, từ việc phi cơ bị vật thể bay không xác định UFO tấn công, đến một vụ nổ có chủ đích nhằm phá hủy các tài liệu ngoại giao của một hành khách hay máy bay bị một trận lở tuyết vùi lấp.
50 năm sau, Star Dust mới được phát hiện khi hai nhà leo núi người Argentina tìm thấy các mảnh vỡ của động cơ và những mẩu quần áo.
Tam giác quỷ Bermuda (1945)
Các máy bay của hải quân Mỹ tương tự với nhóm phi cơ Chuyến bay 19 mất tích năm 1945. Ảnh: bermuda attractions |
Chiều ngày 5/12/1945, 6 người Mỹ biến mất giữa không trung và tạo nên truyền thuyết về Tam giác quỷ Bermuda, vùng biển nằm về phía tây Đại Tây Dương.
Trước đó, một nhóm gồm 5 máy bay huấn luyện Navy Avenger của Hải quân Mỹ, gọi là Chuyến bay 19, do phi công Charles Taylor giàu kinh nghiệm dẫn đầu, cất cánh từ Fort Lauderdale, Florida.
Một tiếng rưỡi sau đó, các phi công báo cáo rằng họ bị mất phương hướng và không thể nhận ra vùng đất phía dưới là ở đâu. Trong tín hiệu radio phát về, Taylor nói với căn cứ không hải quân ở Fort Lauderdale rằng cả hai la bàn của ông đều ngừng hoạt động.
Bất chấp mọi nỗ lực từ các nhân viên kiểm soát không lưu, nhóm phi công vẫn không thể xác định được phương hướng. Trong điều kiện thời tiết xấu, họ không thể tìm được bãi đáp nào và cuối cùng đâm xuống Đại Tây Dương. Toàn bộ 14 phi công và thành viên phi hành đoàn đã tử nạn.
Điều kỳ lạ hơn là một trong những chiếc máy bay được cử đi tìm nhóm phi cơ mất tích cũng biến mất không dấu vết. Chiếc máy bay này cất cánh lúc 19h30 và từ đó không còn phát đi tín hiệu nào nữa. Cả 13 người trên máy bay được cho là đã tử vong.
Nhạc sĩ mất tích ở eo biển Anh (1944)
Nhạc sĩ huyền thoại người Mỹ Glenn Miller. Ảnh: The Mirror |
Năm 1944, nhạc sĩ huyền thoại người Mỹ Glenn Miller có một tour biểu diễn cho lực lượng đồng minh ở Anh với ban nhạc của Không quân Mỹ.
Miller trải qua đêm cuối cùng của đời mình ở Milton Ernest, gần Bedford vào ngày 14/12/1944. Hôm sau, ông dự kiến bay tới Paris để phục vụ cho quân nhân ở Pháp. Máy bay chở cả đoàn cất cánh từ trang trại Tinwood của không quân hoàng gia rồi biến mất trên eo biển Anh.
Có nhiều giả thiết về số phận của chiếc máy bay chở Miller được đưa ra sau đó. Một số nghiên cứu cho rằng phi cơ bị bắt lửa sau khi các máy bay ném bom Lancaster của Anh vứt 100.000 quả bom cháy xuống eo biển này trước khi hạ cánh.
Biến mất khi bay vòng quanh thế giới (1937)
Nữ phi công người Mỹ Amelia Earhart. Ảnh: the broad side |
Phi công người Mỹ Amelia Earhart biến mất cùng chiếc máy bay Lockheed Electra của bà vào ngày 2/7/1937, khi đang cùng hoa tiêu là Fred Noonan thực hiện hành trình vòng quanh thế giới.
Earhart, người phụ nữ đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương, mất tích gần đảo Howland ở Trung Thái Bình Dương.
Trong khi có nhiều giả thiết cho rằng máy bay của Earhart đơn giản là bị hết nhiên liệu và rơi xuống biển, thì cũng có người nghi ngờ cô là gián điệp cho cố tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt và đã bị Nhật Bản bắt giữ.
Những người khác cho rằng máy bay đâm xuống một hòn đảo của Nhật khiến Earhart bị mắc kẹt và thiệt mạng, thi thể của bà đã bị những con còng biển rỉa mất. Một số người nghĩ bà vẫn sống sót sau chuyến bay và chuyển đến New Jersey sinh sống rồi thay tên đổi họ.
Nguồn: internet